FACULTY OF PHYSICS & ENGINEERING PHYSICS

DEPARTMENT OF NUCLEAR PHYSICS - NUCLEAR ENGINEERING - MEDICAL PHYSICS

GIỚI THIỆU TUYỂN SINH NGÀNH KỸ THUẬT HẠT NHÂN

1. Giới thiệu chung

2. Chuẩn đầu ra

3. Khung chương trình đào tạo

4. Triển vọng nghề nghiệp

5. Học phí, học bổng và môi trường học

6. Nghiên cứu ứng dụng

7. Hoạt động sinh viên


1. GIỚI THIỆU CHUNG

  • MÃ TUYỂN SINH: QST
  • MÃ NGÀNH TUYỂN SINH: 7520402
  • CHỈ TIÊU: 40
  • PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN theo quy định của trường
  • Kết quả phương thức xét tuyển theo các năm:

1. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC

    • Điểm chuẩn năm 2021: 650
    • Điểm chuẩn năm 2022: 620
    • Điểm chuẩn năm 2023: 700  

2. TỔ HỢP MÔN XÉT TUYỂN THI TỐT NGHIỆP: A00 : Toán - Lý - Hoá;  A01 : Toán - Lý - Tiếng Anh; A02 : Toán - Lý - Sinh; D90 : Toán - KHTN - Tiếng Anh

    • Điểm chuẩn năm 2021: 19
    • Điểm chuẩn năm 2022: 17
    • Điểm chuẩn năm 2023: 17
  • Ngành Kỹ thuật hạt nhân được thành lập năm 2011.  
  • Đào tạo cử nhân có trình độ chuyên môn về lĩnh vực kỹ thuật hạt nhân, Vật lý hạt nhân thực nghiệm, ứng dụng của kỹ thuật hạt nhân  trong nghiên cứu, giảng dạy, sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực khác.
  • Cử nhân Kỹ thuật Hạt nhân có khả năng nghiên cứu và giải quyết trọn vẹn các vấn đề trong kiểm định không phá hủy, hỗ trợ bác sĩ trong chẩn đoán hình ảnh, lập kế hoạch điều trị bệnh bằng kỹ thuật hạt nhân, các doanh nghiệp có sử dụng công nghệ bức xạ; ứng dụng những kiến thức vật lý hiện đại cho khoa học và đời sống; có khả năng tiếp cận, nghiên cứu và sử dụng những thiết bị tiên tiến, hiện đại nhất.
  • Nghiên cứu sâu cả lý thuyết và thực nghiệm về hạt nhân như cấu trúc và phản ứng hạt nhân, nghiên cứu các ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong nông nghiệp, công nghiệp và các ngành kinh tế - kỹ thuật khác, thuộc lĩnh vực khí tượng, thủy văn, địa chất, khoáng sản và bảo vệ môi trường.
  • Trang web bộ môn Vật lý hạt nhân - Kỹ thuật hạt nhân - Vật lý y khoa: https://vlhn-hcmus.com/

  • Fanpage bộ môn Vật lý hạt nhân - Kỹ thuật hạt nhân - Vật lý y khoa: https://www.facebook.com/groups/NuclearHCMUS

  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.


2. CHUẨN ĐẦU RA

I. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo ngành kỹ thuật hạt nhânđào tạo những Cử nhân trong các lĩnh vực hạt nhân có khả năng nghiên cứu và vận dụng kiến thức trong lĩnh vực năng lượng và phi năng lượng, có khả năng nghiên cứu và vận dụng kiến thức vật lý trong khoa học và đời sống, có hoài bão phục vụ đất nước và có kỹ năng sống.

II. Mục tiêu cụ thể

Sinh viên tốt nghiệp, có kiến thức, kỹ năng và năng lực :

1. Kiến thức:

    • Hiểu biết, nắm bắt và vận dụng các kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội.
    • Nắm vững và vận dụng những kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực Kỹ thuật hạt nhân về một trong những chuyên ngành như năng lượng và điện hạt nhân, kỹ thuật hạt nhân và vật lý y khoa

2. Kỹ năng nghề nghiệp

    • Trang bị kỹ năng nghiên cứu khoa học, thực hành để vận dụng vào sản xuất và đời sống.
    • Trang bị kỹ năng lập trình và sử dụng các phần mềm máy tính thông dụng.
    • Trang bị các kỹ năng làm việc và học tập độc lập, chủ động, sáng tạo,
    • Bồi dưỡng tác phong chuyên nghiệp, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp.

3. Kỹ năng giao tiếp

    • Trang bị các kỹ năng làm việc và học tập theo nhóm.
    • Có kỹ năng giao tiếp và phát triển các mối quan hệ xã hội.
    • Có khả năng sử dụng tiếng Anh trong công viêc và giao tiếp.

4. Năng lực

    • Có khả năng giảng dạy, nghiên cứu và làm việc tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, bệnh viện, công ty, xí nghiệp.
    • Có khả năng tiếp tục theo học ở các bậc học cao hơn tại các trường đại học trong và ngoài nuớc.
    • Có ý tưởng xây dựng, thiết kế, vận hành các hệ thống trong các công ty, xí nghiệp.

3. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Xem khung chương trình đào tạo tại đây


4. TRIỂN VỌNG NGHỀ NGHIỆP

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc:

    • Các công ty liên quan kiểm tra không phá hủy
    • Các bệnh viện, các cơ sở ứng dụng hạt nhân
    • Trung tâm - viện nghiên cứu chuyên ngành
    • Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường
    • Các công ty, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất
    • Giảng dạy các trường đại học – cao đẳng

5. HỌC PHÍ, HỌC BỔNG VÀ MÔI TRƯỜNG HỌC

  • Học bổng:
    • Học bổng khuyến khích học tập từng kỳ
    • Học bổng của các cá nhân và doanh nghiệp hợp tác đào tạo
    • Học bổng dành cho thủ khoa đầu vào
    • Học bổng của hội cựu sinh viên của Bộ môn VLHN-KTHN-VLYK

6. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG

Các hướng nghiên cứu chính trong bộ môn :

    1. Nhóm lý thuyết Hạt nhân và Vật lý Hạt
    2. Ứng dụng hạt nhân trong công nghiệp
    3. Ứng dụng vật lý - kỹ thuật hạt nhân trong môi trường, thuỷ văn đồng vị
    4. Hướng nghiên cứu Vật lý Y khoa
    5. Lò phản ứng - nhà máy điện hạt nhân
    6. Thiết bị ghi đo bức xạ
    7. Các phương pháp phân tích hạt nhân nguyên tử

7. HOẠT ĐỘNG SINH VIÊN

Sinh viên Ngành Kỹ thuật hạt nhân có thể tham gia câu lạc bộ anh văn tại Bộ môn Vật lý Hạt nhân - Kỹ thuật hạt nhân - Vật lý Y khoa nhằm:

    • Cải thiện sự tự tin trong giao tiếp tiếng Anh
    • Tăng cường vốn tiếng Anh chuyên ngành
    • Giao lưu với Thầy/Cô trong bộ môn

  • Tham gia các hội thảo về chuyên ngành

    • Thực tập thực tế tại Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, kiến tập tại các trung tâm chiếu xạ như VINAGAMMA,...

vlhn lophanung

    • Ngoài ra, các sinh viên ưu tú có thể được chọn để tham gia các khoá Sakura, thực tập thực tế tại Nhật Bản

FaLang translation system by Faboba

Links

 


   logo Truong KHTN 2021  physics          TTHN          VAEA     varans1          nri logo           canti1