Phương pháp xác định nhanh bề dày ống thép bằng kỹ thuật tán xạ gamma
Võ Hoàng Nguyên, Huỳnh Đình Chương, Nguyễn Duy Thông, Huỳnh Thanh Nhẫn, Nguyễn Hữu Bảo, Lê Thị Thu Thảo, Trần Thiện Thanh, Châu Văn Tạo
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Natural Sciences, 5(4):1-7
Tóm tắt:
Trong các phép đo nhằm phát hiện khuyết tật bên trong vật liệu bằng kỹ thuật gamma tán xạ, cường độ tán xạ một lần thường được chú ý. Tuy nhiên, việc xử lý phổ để xác định cường độ tán xạ một lần cần có thời gian, gây bất lợi đối với những phép kiểm tra nhanh. Nghiên cứu này hướng đến việc sử dụng cường độ tán xạ tổng để xác định bề dày của vật liệu. Trong các phép đo thực nghiệm, cường độ tán xạ tổng có thể được xác định một cách trực tiếp mà không cần xử lý phổ, nhờ đó thời gian kiểm tra mẫu được rút ngắn. Để tính toán bề dày của vật liệu, tỉ số cường độ tán xạ tổng R=Ix/IRef được sử dụng. Một đường chuẩn của R theo bề dày vật liệu được xây dựng bằng số liệu mô phỏng sử dụng MCNP6. Hệ đo tán xạ gamma sử dụng đầu dò NaI(Tl), nguồn phóng xạ 137Cs, bia tán xạ là các ống thép có đường kính ngoài 273 mm, góc tán xạ 120o. Dựa vào đường chuẩn R, bề dày của các ống thép thực tế được xác định bằng thực nghiệm đo tán xạ gamma. Kết quả tính toán cho thấy bề dày của các ống thép được xác định với độ sai biệt dưới 4% so với thực tế. Ngoài ra, các tính toán cũng cho thấy bề dày bão hòa của thép đối với cường độ tán xạ tổng là lớn hơn đáng kể so với cường độ tán xạ một lần, nhờ đó có thể mở rộng giới hạn về bề dày của mẫu cần đo đạc.
Thêm thông tin >>