FACULTY OF PHYSICS & ENGINEERING PHYSICS

DEPARTMENT OF NUCLEAR PHYSICS - NUCLEAR ENGINEERING - MEDICAL PHYSICS

  • Thầy Cô bộ môn VLHN-KTHN-VLYK, kỷ niệm 2023
  • GS. Itahashi, Đại học Osaka-Nhật Bản, giảng dạy cao học
  • Giáo sư Chary, Đại Học Satkatchewan -Canada, tham gia giảng dạy "Các vấn đề mới trong vật lý" cho lớp cao học

 1. Giới thiệu ngành Kỹ thuật Hạt nhân

2. Thông tin tuyển sinh

3. Phương thức tuyển sinh

4. Học bổng khuyến khích

5. Kỹ năng nghề nghiệp

6. Kỹ năng giao tiếp

7. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp 

8. Hình ảnh các hoạt động của sinh viên Bộ môn Vật lý Hạt nhân - Kỹ thuật Hạt nhân

 9. Liên hệ 


1. Giới thiệu ngành Kỹ thuật hạt nhân

Kỹ thuật hạt nhân : ngành kỹ thuật hạt nhân được thành lập từ năm 2011 và tuyển sinh khoá đầu tiên vào năm 2012. Mục đích là đào tạo nguồn nhân lực về lĩnh vực hạt nhân nhằm đáp ứng nhu cầu ứng dụng hạt nhân ngày càng cao của xã hội như trong công nghiệp, nông nghiệp, y học, điện hạt nhân.

1.1 Ngành Kỹ thuật hạt nhân - hướng Kỹ thuật hạt nhân

  • Các môn học có liên quan xem tại đây.
  • Các hướng nghiên cứu chính trong hướng kỹ thuật hạt nhân:
    • Ứng dụng vật lý - kỹ thuật hạt nhân trong nghiên cứu vật liệu. Xem thông tin tại đây.
    • Ứng dụng vật lý - kỹ thuật hạt nhân trong môi trường, thuỷ văn đồng vị. Xem thông tin tại đây.
    • Ứng dụng vật lý - kỹ thuật hạt nhân trong y sinh. Xem thông tin tại đây.
    • Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp. Xem thông tin tại đây.

1.2 Ngành Kỹ thuật hạt nhân - hướng Vật lý Y khoa

  • Các môn học có liên quan xem tại đây.
  • Xem thông tin chi tiết Vật lý hạt nhân hướng Y khoa tại đây.

2. Thông tin tuyển sinh

Mã trường Mã ngành   Ngành Chỉ tiêu  Mã & Tổ hợp môn xét tuyển  Điểm chuẩn 2018
 QST 7520402  Ngành KỸ THUẬT HẠT NHÂN 50

A00: Lý – Toán – Hóa

A01: Lý - Toán - Tiếng Anh 

A02: Lý - Toán - Sinh

D90: Toán – KHTN – Tiếng Anh

16.90

3. Phương thức tuyển sinh

  • Phương thức 1: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT với chỉ tiêu tối đa là 5% chỉ tiêu theo ngành/nhóm ngành.
  • Phương thức 2: Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐHQG-HCM với chỉ tiêu tối đa là 15% chỉ tiêu theo ngành/nhóm ngành
  • Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG-HCM với chỉ tiêu khoảng 30% chỉ tiêu theo ngành/nhóm ngành
  • Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPTQG: theo quy định của Bộ GD&ĐT và ĐHQG-HCM với chỉ tiêu tối thiểu 50% chỉ tiêu theo ngành/nhóm ngành.

 4 . Học bổng khuyến khích

  • Tham gia các khóa học ngắn hạn tại Nhật Bản như Sakura school, Real time school.
  • Tham dự chương trình bằng đôi của Trường Đại học Osaka và Trường Đại học Khoa học tự nhiên ( Double Degree Program).
  • Các sinh viên giỏi có học bổng hỗ trợ của Trường theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • Các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn sẽ nhận được hỗ trợ từ quỹ cựu sinh viên.

 

5. Kỹ năng nghề nghiệp

  • Trang bị kỹ năng nghiên cứu khoa học, thực hành để vận dụng vào sản xuất và đời sống.
  • Trang bị kỹ năng lập trình và sử dụng các phần mềm máy tính thông dụng.
  • Trang bị các kỹ năng làm việc và học tập độc lập, chủ động, sáng tạo,
  • Bồi dưỡng tác phong chuyên nghiệp, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp.

6. Kỹ năng giao tiếp

  • Trang bị các kỹ năng làm việc và học tập theo nhóm.
  • Có kỹ năng giao tiếp và phát triển các mối quan hệ xã hội.
  • Có khả năng sử dụng tiếng Anh trong công viêc và giao tiếp thông qua lớp học được hướng dẫn bởi các Giáo sư nước ngoài và tham gia câu lạc bộ anh văn tại bộ môn.

7. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp

  • Có khả năng giảng dạy, nghiên cứu và làm việc tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, bệnh viện, công ty, xí nghiệp.
  • Có khả năng tiếp tục theo học ở các bậc học cao hơn tại các trường đại học trong và ngoài nuớc.
  • Có ý tưởng xây dựng, thiết kế, vận hành các hệ thống trong các công ty, xí nghiệp,…
  • Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành KTHN có thể tiếp tục học thêm 2 năm để nhận bằng hai của Trường ở các ngành như Công nghệ thông tin, Điện tử viễn thông...

8. Hình ảnh các hoạt động của sinh viên Bộ môn Vật lý Hạt nhân - Kỹ thuật Hạt nhân

  • Phòng thí nghiệm tại cơ sở Nguyễn Văn Cừ (link) và tại cơ sở Linh Trung(link

Hệ phổ kế gamma phông thấp HPGe

Hệ phổ kế alpha

Hệ kích hoạt neutron

Hệ phổ kế gamma NaI(Tl)

Hệ kích hoạt huỳnh quang tia X 250MHz Flash-ADC/FPGA
  •  Kiến tập: nhằm mục đích nâng cao trình độ kiến thức và tiếp cận trực thực tế những thiết bị có liên quan đến chuyên môn, hằng năm, sinh viên bộ môn sẽ được đi thực tập, kiến tập tại các bệnh viện, trung tâm vật lý hạt nhân như Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Ung bướu, Lò phản ứng Hạt nhân Đà Lạt,…  

choRaySinh viên kiến tập tại bệnh viện Chợ Rẫy

UngBuou Sinh viên kiến tập tại bệnh viện Ung Bướu

DaLat

Thực tập tại Lò Phản Ứng Hạt nhân Đà Lạt

Hằng năm, sinh viên Bộ môn Vật lý Hạt nhân - Kỹ thuật Hạt nhân sẽ tham dự các lớp chuyên đề do những giáo sư đến từ các nước đảm trách

GSItahashi

GS.Itahashi (Nhật Bản) và sinh viên Bộ môn VLHN – KTHN

GSChary

 GS. Chary( Canada) và sinh viên

 

9. Liên hệ 

Bộ Môn Vật lý Hạt nhân - Kỹ thuật Hạt nhân

Khoa Vật lý-Vật lý kỹ thuật

Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Tp.HCM

227 Nguyễn Văn Cừ, P4, Q5, Tp.HCM

ĐT: 0838.324468

Liên hệ với chúng tôi qua Facebook FB. Có thể gửi thông tin đến chúng tôi qua phần liên hệ và đóng góp ý kiến.

Bản đồ đến Bộ Môn Vật lý Hạt nhân - Kỹ thuật Hạt nhân

Bản đồ đến Trường ĐH Khoa học Tự nhiên

Xem Bản đồ cỡ lớn hơn

 

FaLang translation system by Faboba

Links

 


   logo Truong KHTN 2021  physics          TTHN          VAEA     varans1          nri logo           canti1