bm logo2020 vi

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA VẬT LÝ - VẬT LÝ KỸ THUẬT

BỘ MÔN VẬT LÝ HẠT NHÂN - NGÀNH KỸ THUẬT HẠT NHÂN - NGÀNH VẬT LÝ Y KHOA

Nguyễn Anh Tuấn, Châu Văn Tạo

Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(4):737-743

Tóm tắt:

Chùm electron năng lượng cao phát ra từ các máy gia tốc ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong xử lý thực phẩm, y tế, biến tính vật liệu, đổi màu đá bán quý và xử lý môi trường gồm nước thải, khí thải và bùn thải. Chùm electron phát ra từ máy gia tốc chỉ hữu hiệu trong việc xử lý bề mặt vì khả năng xuyên sâu thấp, do đó khi cần xử lý khối vật liệu có mật độ mặt cao chùm electron được bắn vào bia nặng để chuyển đổi sang tia X theo cơ chế phát bức xạ hãm. Trong báo cáo này, hiệu suất chuyển đổi tia X được xác định bằng thực nghiệm đo liều hấp thụ gây ra bởi chùm electron và chùm photon kết họp mô phỏng MCNP4c2 cho các bia khác nhau, với các mức năng lượng chùm electron tới bia 5 MeV, 7,5 MeV và 10 MeV. Kết quả mô phỏng MCNP4c2 và đo thực nghiệm đo liều bằng liều kế phim cho thấy hiệu suất chuyển đổi phụ thuộc vào vật liệu bia và năng lượng chùm electron tới. Hiệu suất chuyển đổi cao nhất khi sử dụng bia hỗn hợp Ti – H20 – Pb, với kết quả tương ứng với các mức năng lượng 5,0 MeV, 7,5 MeV và 10,0 MeV là 5,57 %, 7,12 % và13,54 %. Bia hỗn hợp Ti – H2O – Pb có tính ứng dụng thực tế cao vì bia được cấu tạo với 3 lớp vật liệu vở bọc Ti có chức năng chịu lực, chịu nhiệt, nước giải nhiệt được luân chuyển giữ lớp Ti và Pb để giải nhiệt cho bia.

Xem chi tiết >>

FaLang translation system by Faboba

BẢN TIN CHUNG

BẢN TIN GIÁO VỤ

BẢN TIN KHOA HỌC

THÔNG TIN TUYỂN DỤNG

Liên kết

 


  logo Truong KHTN 2021     logo khoaVatly      TTHN        VAEA   varans1      nri logo        canti1