GIỚI THIỆU CHUNG |
- Bộ môn Vật lý Hạt nhân có lịch sử phát triển gắn liền với khoa Vật lý - Vật lý Kỹ thuật của trường ĐH. Khoa học tự nhiên-HCM. Bộ môn được thành lập 1965 với tên gọi là bộ môn Vật lý Nguyên tử. Sau đó, tên gọi được đổi thành Bộ Môn Vật lý Hạt nhân-Kỹ thuật Hạt nhân trực thuộc khoa Vật lý - Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia TP.HCM. Trưởng bộ môn hiện nay là GS. TS. Châu Văn Tạo.
- Ngành Kỹ thuật Hạt nhân được thành lập vào năm 2011 và tuyển sinh khóa đầu tiên vào năm 2012. Mục đích của ngành kỹ thuật hạt nhân là đào tạo nguồn nhân lực hạt nhân, nhằm đáp ứng nhu cầu ứng dụng hạt nhân ngày càng cao cho xã hội như trong công nghiệp, nông nghiệp, y học và đặc biệt là nguồn nhân lực cho nhà máy điện hạt nhân trong tương lai.
- Nhân sự BM gồm có 26 cán bộ cơ hữu (01GS.TS, 04 PGS.TS, 5 TS, 14 NCS và 02 ThS).
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH |
Năm 1964 Ban Vật lý Nguyên tử của trường Đại học Khoa học Sài Gòn, tiền thân của Bộ môn Vật lý Hạt Nhân – Kỹ thuật hạt nhân được thành lập với 08 thành viên dưới sự lãnh đạo của GS. Cao Xuân Chuân. Năm 1965 phòng thí nghiệm Vật lý Hạt nhân được thành lập.
Hình 1. Bộ môn Vật lý Hạt nhân những ngày đầu thành lập (trước 1975)
Năm 1975 , Bộ môn được đổi tên thành Bộ môn Vật lý Hạt nhân và Lý thuyết thuộc Khoa Vật lý trường Đại học Tổng hợp TpHCM với 16 thành viên gồm 05 Tiến sĩ, 01 phó Tiến sĩ, 03 Tiến sĩ đệ tam cấp và 07 cử nhân. Bộ môn có hai hướng chuyên môn khác biệt nhau: Hướng Vật lý lý thuyết gồm lý thuyết trường, hạt cơ bản và lý thuyết chất rắn do cố GS. Dương Văn Phi làm tổ trưởng và hướng Vật lý hạt nhân (bao gồm cả lý thuyết hạt nhân) do Tiến sĩ Mai Văn Nhơn chủ trì.
Năm 1978, Bộ môn được tách ra thành Bộ môn Vật lý Hạt nhân dưới sự lãnh đạo của PGS.TS. Mai Văn Nhơn.
Hình 2. Bộ môn Vật lý Hạt nhân những năm 1990
Hình 3. Bộ môn Vật lý Hạt nhân năm 1995
Hình 4. Bộ môn Vật lý Hạt nhân năm 2000
Tháng 10/2006 , GS.TS. Châu Văn Tạo đảm nhiệm vị trí Trưởng bộ môn cho đến nay.
Hình 5. Bộ môn Vật lý Hạt nhân năm 2008
Hình 6. Bộ môn Vật lý Hạt nhân năm 2010
Hình 7. Bộ môn Vật lý Hạt nhân năm 2013
Trong những năm vừa qua, chuyên ngành Vật lý Hạt nhân đã phát triển mạnh mẽ và hiện tại là một trong những nơi đào tạo nguồn nhân lực hạt nhân quan trọng cho Việt Nam, chuẩn bị phục vụ cho Nhà máy điện nguyên tử.
Hiện nay chuyên ngành Vật lý Hạt nhân là một trong những chuyên ngành chính của Khoa Vật lý – Vật lý kỹ thuật và có uy tín cao trong xã hội. Bộ môn Vật lý Hạt nhân là nơi đào tạo ra đội ngũ vật lý hạt nhân lớn nhất ở các tỉnh phía Nam.
CHỨC NĂNG VÀ NHIÊM VỤ |
Ngành Vật lý Hạt nhân được giao nhiệm vụ là:
- Đào tạo sinh viên từ Đại học, Cao học và Nghiên cứu sinh.
- Nghiên cứu và ứng dụng về lĩnh vực Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân.
- Cung cấp cho sinh viên những kiến thức kỹ năng có hàm lượng trí tuệ cao ứng dụng trong công nghiệp, nông nghiệp, y học , lò phản ứng và nhà máy điện hạt nhân.
- Liên kết với các Trường, Viện, Trung tâm nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước để phục vụ việc đào tạo và nghiên cứu khoa học.
DANH SÁCH CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN |
Danh sách chủ nhiệm, phó chủ nhiệm qua các giai đoạn:
- Trước giải phóng
- GS. TS. Cao Xuân Chuân : Tổ trưởng
- TS. Phạm Khắc Hàm : Tổ phó
- Sau giải phóng:
Bộ môn Vật lý lý thuyết và hạt nhân gộp chung:
- GS. TS. Dương Văn Phi: tổ trưởng
- TS. Mai Văn Nhơn : tổ phó
Sau đó Bộ môn Vật lý Hạt nhân tách khỏi Vật lý lý thuyết (1979)
- PGS. TS. Mai Văn Nhơn: tổ trưởng
- TS. Phạm Thi Tuân: tổ phó
- ThS. Trần Phong Dũng: tổ phó
- ThS. Trương Thị Hồng Loan: tổ phó
Năm 2006 đến 2022
- GS. TS. Châu Văn Tạo: tổ trưởng
- PGS.TS. Trương Thị Hồng Loan: tổ phó ( ~ 11/2018)
- PGS.TS. Trần Thiện Thanh : tổ phó (11/2018 ~ )
Năm 2022 đến nay:
- PGS.TS Trần Thiện Thanh: tổ trưởng
Danh sách giảng viên, cán bộ của bộ môn:
Bộ môn hiện có 1GS.TS, 4 PGS.TS, 8 TS, 6 Nghiên cứu sinh (trong đó có 11 đang học chương trình TS ở ngoài nước và 3 đang học chương trình TS trong nước) và 1 ThS.