Nguyễn Duy Thông
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Tập 56, Số chuyên đề: Khoa học tự nhiên (2020)(1):134-140
Tóm tắt:
Tán xạ nhiều lần được xem là nguyên nhân chính dẫn đến các sai số trong việc xác định vị trí của các hạt tới trong thực nghiệm. Hàm phân bố mật độ xác suất của góc tán xạ nhiều lần đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm khớp các số liệu thực nghiệm. Hiện nay, nhiều công trình vẫn đang sử dụng hàm phân bố mật độ xác suất của góc tán xạ nhiều lần tuân theo phân bố Gauss. Điều này dẫn đến các sai số trong quá trình làm khớp. Để xác định hàm phân bố mật độ xác suất của góc tán xạ nhiều lần, trong bài báo này, mô phỏng tương tác của hạt tới để đạt được phân bố của góc tán xạ bằng chương trình g4beamline đã được tiến hành và dựa vào các tính toán chi2 và hệ số Kullback-Leibler để xác định số hàm Gauss có thể được áp dụng để miêu tả hàm mật độ xác suất.
Xem thêm tại đây