Thông tin liên quan xin xem tại link sau!
GIỚI THIỆU NGÀNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ NGÀNH VẬT LÝ HẠT NHÂN
Giới thiệu chung
Khoa Vật lý – Vật lý Kỹ thuật là cơ sở đào tạo và nghiên cứu có lịch sử lâu đời (từ năm 1942), có uy tín bậc nhất trong khu vực phía Nam và cả nước về các lĩnh vực liên quan đến vật lý. Chương trình đào tạo được xây dựng để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao trong lĩnh vực vật lí hạt nhân và nguyên tử đáp ứng được yêu cầu hội nhập khoa học ở trình độ quốc tế.
Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu đào tạo của chương trình là học viên cao học và nghiên cứu sinh sau khi tốt nghiệp có khả năng làm việc tốt và thích ứng với công việc giảng dạy, nghiên cứu và các cơ quan sử dụng các kỹ thuật hạt nhân; có đủ kiến thức chuyên sâu trong chuyên ngành được đào tạo, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có sức khoẻ và phẩm chất đạo đức tốt; có thể làm việc tại các tổ chức, cơ quan quản lý kinh tế từ trung ương đến địa phương, các viện nghiên cứu, các trường đại học và cao đẳng, các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế liên quan đến lĩnh vực hạt nhân… cung cấp giảng viên trẻ để gửi đi đào tạo tại nước ngoài để tạo nguồn tiến sỹ cho Trường và đất nước….
Học viên cao học và nghiên cứu sinh được trang bị những kiến thức và kỹ năng sau:
a. Kiến thức chung:
Nắm vững các kiến thức khoa học trong lĩnh vực lý thuyết hạt nhân, Vật lý hạt nhân thực nghiệm và ứng dụng của vật lý hạt nhân trong đời sống. Hiểu biết và có khả năng ứng dụng các kiến thức chuyên ngành vào thực tiễn, nắm được các kiến thức khoa học liên ngành toán, lý, hóa. Phương pháp luận khoa học, phương pháp giải quyết tình huống.
b. Kiến thức chuyên môn
Chuyên môn sâu về chuyên ngành đào tạo
- Kiến thức nâng cao về vật lí nguyên tử, hạt nhân và năng lượng cao.
- Phương pháp luận khoa học, phương pháp giải quyết tình huống.
- Sử dụng các phương pháp phân tích định tính và định lượng.
- Khả năng thực hiện, giải quyết các vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo.
- Khả năng làm việc nhóm, khả năng lãnh đạo
c. Kỹ năng
- Kỹ năng tự học, nghiên cứu khoa học độc lập, thu thập thông tin về kinh tế, nông nghiệp và nông thôn, cập nhật kiến thức mới thuộc chuyên ngành.
- Kỹ năng đàm phán, thuyết trình, viết báo cáo, trình bày và bảo vệ kết quả nghiên cứu.
- Kỹ năng tham gia phân tích và hoạch định chính sách cho các cơ quan quản lý Nhà nước.
- Kỹ năng làm việc độc lập, theo nhóm và kỹ năng tổ chức, quản lý và điều hành các hoạt động tại đơn vị công tác
Trình độ ngoại ngữ
Theo quy chế đào tạo trình độ Tiến sĩ do ĐHQG-HCM ban hành.
1. Phương thức đào tạo
Đào tạo 2 năm (1 năm học và 1 năm làm luận văn thạc sĩ)
2. Đối tượng tuyển sinh: (nên ghi rõ các đối tượng có thể tham gia dự thi)
- Thí sinh phải có bằng tốt nghiệp đại học đúng ngành vật lý hay ngành phù hợp tại các trường đại học trên cả nước.
3. Môn thi tuyển và hình thức ôn thi:
- Môn cơ bản: Toán cho vật lý. Tài liệu ôn tập môn Toán xem tại đây.
- Môn cơ sở: Vật lý Hạt nhân. Tài liệu ôn tập môn Vật lý Hạt nhân đại cương xem tại đây.
- Môn ngoại ngữ: theo yêu cầu chung của trường
Trước kỳ thi tuyển sinh, Khoa và Bộ môn sẽ mở các lớp ôn tập kiến thức truyển sinh
4. Sự đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực của xã hội: (Các kiến thức trong chương trình học có thể được sử dụng ở ngành nghề cụ thể nào của xã hội)
- Học viên tốt nghiệp thạc sĩ ngành Vật lý hạt nhân đáp ứng tốt các nhu cầu của xã hội và sự phát triển của đất nước.
- Các kiến thức luôn được cập nhật, môi trường học tập và nghiên cứu hiện đại, học viên có thể phát huy tối đa kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp.
5. Cơ hội việc làm
- Cán bộ quản lý, chuyên viên, chuyên gia trong lĩnh vực vật lí nguyên tử, hạt nhân và năng lượng cao tại các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế - xã hội, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan…, cụ thể:
+ Các cơ quan quản lý từ trung ương đến địa phương trong lĩnh vực vật lí nguyên tử, hạt nhân và năng lượng cao.
+ Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các ban quản lý dự án đầu tư, các dự án phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến chuyên ngành được đào tạo…
- Cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu liên quan.
- Cán bộ làm việc tại các tổ chức quốc tế….
- Chủ trì, thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu và nâng cao về lĩnh vực vật lí nguyên tử và hạt nhân.
- Tham gia các chương trình sau tiến sĩ thuộc nhóm ngành vật lí nguyên tử và hạt nhân ở trong và ngoài nước
6. Cơ hội học bổng khuyến khích học tập
- Học viên có rất nhiều cơ hội để nhận các học bổng toàn phân đi du học tại các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Châu Âu…
7. Các thế mạnh khác của ngành học, bộ môn
7.1 Điều kiện CSVC phục vụ người học (phòng học, trang thiết bị, thư viện, …):
a. Phòng học: cơ sở vật chất tốt. Thư viện: về nguồn tài liệu chuyên môn phục vụ chuyên ngành đào tạo
- Sách chuyên khảo phục vụ chuyên ngành đào tạo: Đầy đủ và được cập nhật thường xuyên. Các giáo trình về lí thuyết hạt nhân, điện tử hạt nhân, đo lường bức xạ ion hóa, an toàn và liều lượng, xử lí số liệu hạt nhân……
- Tài liệu, tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước của trường và của khoa: Phong phú gồm các tạp chí chuyên ngành trong Sciencedirect:
- Thư viện điện tử, khả năng kết nối với thư viện khoa học trong và ngoài nước: Tương đối tốt và đáp ứng được nhu cầu người học, gồm:
- Trang web sciencedirect (có khoảng 25 tạp chí chuyên ngành liên quan);
- Trang web Springerlink (bao gồm các sách toàn văn, các bài báo chuyên ngành);
- Trang web MIT OpenCourseWare.
- Trang web Tạp Chí Khoa Học Việt Nam Trực Tuyến …..
Bảng 1. Danh sách các thư viện, mạng cơ sở dữ liệu thông tin khoa học trong nước có khả năng kết nối và khai thác.
TT |
Tên thư viện, mạng CSDL, thông tin khoa học |
Tên nước |
Đường dẫn, địa chỉ website |
1 |
Thư viện Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP.HCM |
VN |
|
2 |
Thư viện Trung Tâm ĐH Quốc Gia TP.HCM |
VN |
b.Phòng làm việc:
- Chỗ làm việc cho người hướng dẫn NCS: 12 m2/người HD - Tại Bộ môn Vật lí hạt nhân – Khoa Vật Lý &Vật Lý Kỹ Thuật – Trường ĐH KHTN, ĐHQG TPHCM
- Chỗ làm việc cho NCS tại CSĐT: 8 m2/NCS - Tại phòng thí nghiệm của Bộ môn.
c. Phòng thí nghiệm phục vụ chuyên ngành đào tạo
Bảng 2. Danh sách phòng thí nghiệm, cơ sở thực nghiệm chuyên ngành
TT |
Tên phòng thí nghiệm, cơ sở thực nghiệm |
Tình trạng trang thiết bị |
1 |
Phòng thí nghiệm chuyên đề 1 |
Tốt, một số thiết bị hiện đại. |
2 |
Phòng thí nghiệm chuyên đề 2 |
Tốt, đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu |
3 |
Phòng thí nghiệm điện tử hạt nhân |
Tốt, đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu |
4 |
Phòng thí nghiệm kỹ thuật hạt nhân (Thủ Đức) |
Trang thiết bị hiện đại |
5 |
Một số phòng thí nghiệm ngoài trường: - Trung Tâm hạt nhân TpHCM - Trung tâm ứng dụng và triển khai công nghệ bức xạ (VINAGAMMA) - Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt…. |
Tốt. Trang thiết bị hiện đại |
7.2 Đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao: 1GS, 4PGS, 5 TS và hợp tác với nhiều GS, PGS, TS trong và ngoài nước trong vấn đề giảng dạy và nghiên cứu.
7.3 Các hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt cho người học:
- Nhằm phát huy tiềm lực nghiên cứu của đội ngũ khoa học có trình độ cao, hệ thống phòng thí nghiệm, các đề tài nghiên cứu và mối quan hệ hợp tác rỗng rãi của bộ môn sẽ trực tiếp phục vụ cho đào tạo, việc gắn kết chặt chẽ giữa thầy và học viên và xác định cụ thể đề tài luận văn và luận án ngay từ đầu là rất quan trọng.
- Học viên và Nghiên cứu sinh thường xuyên được tham dự các buổi seminar, hội thảo khoa học trong và ngoài nước.
- Thường xuyên làm việc với các thầy hướng dẫn và các thầy trong bộ môn để giải quyết các khó khăn trong vấn đề nghiên cứu.